Vụ sáp nhập 2 hãng hàng không thành hãng lớn nhất nưóc Mỹ

Với nỗ lực thuyết phục vận động kiên trì trong nhiều tháng qua kể từ khi các cổ đông nhất trí, ngày 12/11, Bộ Tư pháp Mỹ đã chấp thuận thỏa thuận sáp nhập trị giá 11 tỷ USD giữa hai hãng hàng không dân dụng Mỹ là American Airline và US Airways, lập ra hãng hàng không dân dụng lớn nhất thế giới có tên gọi American Airlines.

Với quyết định của bộ trên, việc sáp nhập giữa hai hãng hàng không này chỉ còn phải chờ phán quyết của một thẩm phán liên bang ở khu vực thủ đô Washington và không cần thiết phải tiến hành phiên tòa dự kiến tổ chức vào ngày 25/11 tới.

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết bộ này đồng ý cho phép sáp nhập sau khi American Airlines và US Airways chấp nhận nhượng bộ, theo đó giảm bớt quy mô sáp nhập tại một số sân bay ở các thành phố lớn.




Cụ thể, hai hãng hàng không đã đồng ý giảm bớt quy mô hoạt động để ưu tiên cho các hãng hàng không giá rẻ như AirTran Southwest và JetBlue quyền được cất cánh, hạ cánh nhiều hơn hoặc có những khu đỗ riêng tại các sân bay Reagan National Airport ở thủ đô Washington, LaGuardia Airport ở thành phố New York và các sân bay tại các thành phố lớn khác như Boston, Chicago, Los Angeles, Dallas và Miami.
Phát biểu với báo giới khi công bố quyết định này, Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder cho biết việc dành quyền ưu tiên cho các hãng hàng không giá rẻ tại các sân bay lớn này là để bảo đảm tính cạnh tranh lớn hơn đối với các chuyến bay trực tiếp hoặc quá cảnh trên khắp các sân bay của nước Mỹ.
Các cổ đông của American Airlines và US Airways đồng ý sáp nhập với nhau hồi tháng Hai vừa qua. Tuy nhiên, ngày 13/8 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ đệ đơn lên tòa án liên bang yêu cầu ngưng vụ sáp nhập trị giá 11 tỷ USD này vì lo ngại việc sáp nhập sẽ làm tăng giá vé máy bay và lệ phí các chuyến bay, gây thiệt hại cho hành khách. Sáu bang của Mỹ cũng đệ đơn ngăn chặn kế hoạch sáp nhập vì sợ mất các chuyến bay và công ăn việc làm của người địa phương tại các sân bay.
Ủy ban châu Âu ngày 5/8 vừa qua cũng đã phê chuẩn kế hoạch sáp nhập giữa US Airways và American Airlines với điều kiện hãng hàng không mới, American Airlines, phải chấp nhận việc cho phép các hãng hàng không châu Âu quyền cạnh tranh bình đẳng, trong đó có tuyến bay từ thủ đô London của Anh tới thành phố Philadelphia, bang Pensylvania của Mỹ.
Sau khi sáp nhập, hãng American Airlines mới sẽ trở thành hãng hàng không dân dụng lớn nhất thế giới với tần suất 6.700 chuyến bay/ngày tới 336 địa điểm của 56 quốc gia, doanh thu khoảng 40 tỷ USD/năm.
Theo các nhà kinh tế, sau khi American Airlines và US Airways hoàn tất kế hoạch sáp nhập, 86% thị phần nội địa sẽ rơi vào tay của bốn hãng hàng không lớn của Mỹ gồm American Airlines mới, Delta Air Lines, United Airlines và Southwest Airlines, trong đó riêng American Airlines có tới 1.000 đường bay.
Phát biểu sau khi thông báo của Bộ Tư pháp, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của American Airlines và là Chủ tịch tương lai của hãng hàng không sáp nhập, Tom Horton tuyên bố sự chấp thuận của Bộ Tư pháp đã tạo điều kiện cho họ thực hiện các động thái cuối cùng để thành lập hãng hàng không mới.
Doug Parker, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của US Airways và là Tổng Giám đốc điều hành tương lai của American Airlines mới, cùng bày tỏ sự hài lòng với quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ.
Thông tin về việc thỏa thuận sáp nhập được chính phủ chấp thuận đã giúp giá cổ phiếu của nhiều hãng hàng không tăng, trong đó đặc biệt American Airlines tăng mạnh, tới 26,1%.
Trước đó, hãng này đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản hồi cuối năm 2011 và đã nhận được sự chấp thuận của tòa án phá sản cho phép tiến hành sáp nhập với US Airways.
Giới lãnh đạo của hai hãng hàng không tỏ ra lạc quan về tương lai của hãng hàng không mới, đánh giá rằng thỏa thuận sáp nhập sẽ không gây ra hoạt động cắt giảm nhân công và giúp tăng lợi nhuận sau thuế hàng năm thêm 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2015. Dự kiến, thỏa thuận sáp nhập sẽ được hoàn tất vào tháng 12 tới.

Nan giải vấn đề rút ngắn thời gian khách lên máy bay

Hành khách thường phải chờ đợi khá lâu trước mỗi chuyến bay và ai cũng muốn thời gian chờ đợi được cắt giảm tối đa. Bản thân các hãng hàng không cũng muốn vậy, sự trì hoãn càng lâu thì họ càng bị thiệt hại tài chính và còn phải lo xử lý nhiều vấn đề khác.



Vì vậy, nếu không có những trục trặc kỹ thuật hay lý do bất khả kháng khác thì tất cả các hãng hàng không đều muốn hành khách sớm lên máy bay và cất cánh càng nhanh càng tốt. Nhiều ý tưởng đã được nêu ra và được thử nghiệm trong thực tế, nhưng vấn đề thực sự không đơn giản chút nào.

Hành khách luôn muốn lên máy bay sớm để tìm được chỗ để đồ trong hộc để hành lý và thư giãn ít phút trước khi máy bay cất cánh. Còn đối với hãng hàng không, mỗi phút máy bay đậu dưới mặt đất sẽ làm tăng nguy cơ trễ giờ cất cánh và gây ra khả năng trễ chuyến bay nối tiếp.


Các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois chỉ ra rằng nếu máy bay cất cánh không đúng giờ, mỗi phút tăng thêm khi máy bay còn đậu tại sân bay sẽ khiến hãng hàng không phải trả thêm phí khoảng 30 USD.

Hãng hàng không American Airlines vốn áp dụng phương pháp di chuyển khách lên máy bay từ phía sau lên phía trước cho rằng các chuyến bay thường mất 25 phút cho khách ổn định chỗ ngồi nếu máy bay có kích cỡ nhỏ - thân hẹp như Boeing 737 và khoảng 35 phút cho các máy bay lớn hơn như Boeing 777.

Hiện nay, hầu hết các hãng hàng không đều cung cấp dịch vụ ưu tiên di chuyển lên máy bay dành cho đối tượng khách khoang khách hạng nhất và khách thân thiết, còn đối với các khoang khách hạng phổ thông thì hành khách sẽ được hướng dẫn di chuyển theo từng nhóm, theo vị trí ghế ngồi, từ phía sau đến phía trước máy bay, từ vị trí ghế cạnh cửa sổ đến ghế cạnh lối đi.





Vào tháng 3 vừa qua, United Airlines (hãng hàng không của Mỹ) đã áp dụng chia đối tượng khách trên chuyến bay thành năm nhóm khách lên máy bay theo thứ của hàng ghế, đầu tiên là ghế gần cửa sổ, sau đó là ghế giữa rồi mới đến ghế sát lối đi.
Southwest Airlines lại có phương pháp cho phép hành khách tự chọn ghế ngồi khi đã lên máy bay. Theo đánh giá của hãng này, bằng cách cho phép tất cả hành khách di chuyển một cách tự nhiên đến ghế ngồi mà họ muốn thì tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Với hơn 3.400 chuyến bay mỗi ngày, thời gian được tiết kiệm là vô cùng quý giá không chỉ cho Southwest, mà còn cho bao nhiêu hành khách.
Một số hãng hàng không cho phép hành khách được lên máy bay trước những người khác nếu chịu trả một khoản phí. Hãng Spirit Airlines lại chọn cách tính phí rất cao trên hành lý xách tay nhằm khuyến khích hành khách ký gửi hành lý và rút ngắn thời gian máy bay phải dừng trên mặt đất.
Hank Scott - một cựu phi công hải quân Úc, hiện đang giảng dạy về kỹ thuật hàng không tại bang Colorado (Mỹ) đã đề ra giải pháp làm những chiếc ghế trượt side-slip, có thể ép ngắn vài chục centimet để giúp cho lối đi được rộng hơn khi khách lên hay xuống máy bay.
Nếu không gặp vấn đề nan giải gì thì có thể những chiếc ghế của Scott sẽ được FAA (Cục Hàng không liên bang Mỹ) cấp phép vào cuối năm nay.



Cách đây vài tuần gần, hai hãng hàng không lớn của nước Mỹ đã triển khai các phương pháp mới khi di chuyển khách lên máy bay và kết quả thu được cũng rất khả quan:
- United Airlines giảm được số lượng nhóm khách lên máy bay từ bảy xuống còn năm, trong khi tăng thêm lối vào tại khu vực cổng lên máy bay tại các sân bay lớn từ hai đến năm. Điều này được thực hiện để loại trừ tình trạng những hành khách đã mang những túi hành lý to lại hay chen lấn khi được gọi chuẩn bị lên máy bay.
- American Airlines thì cho phép hành khách được lên máy bay sớm hơn nếu họ không có hành lý xách tay.
Hai hãng hàng không này triển khai các phương pháp đưa hành khách lên máy bay đó với sự hỗ trợ của các sân bay. Kết quả là họ đã cắt giảm được đến 60% số chuyến bay chậm cất cánh chỉ vì hành khách lên máy bay chậm.
Các phương pháp kiểm soát quá trình lên máy bay của hành khách nói trên xem ra cũng gần giống với hoạt động thời kỳ đầu của các chuyến bay thương mại trong lịch sử của ngành hàng không, nhưng phức tạp hơn vì hiện nay có nhiều hạng khách trên một chuyến bay và có chế độ thu phí để hưởng quyền ưu tiên lên máy bay trước.
Các hãng hàng không vẫn không ngừng nỗ lực để tìm kiếm những cách thức nhằm rút ngắn thời gian lên máy bay, hạn chế tối đa tình trạng chậm cất cánh, song đây quả thực vẫn còn là một thách thức không nhỏ.

Những tiêu chuẩn mặc định sai lầm về nghề tiếp viên hàng không

Lương cao, đi du lịch miễn phí và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp là những điều người ngoài nhìn vào nghề tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, thực tế rất khác.

Nghề lương cao không cần bằng cấp

Mức lương trung bình cho một vị trí tiếp viên hàng không trên thế giới là từ 15.000 USD đến 20.000 USD/năm trong khi yêu cầu về bằng cấp trung bình chỉ là tốt nghiệp trung học phổ thông khiến đây là một trong những nghề được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, thực tế, tùy vào tình hình tài chính của các hãng hàng không, nhân viên có thể chỉ được trả khoảng 450 USD/năm, và thậm chí ít hơn nếu hãng bay lâm vào tình trạng phá sản.

Các nhân viên của hãng hàng không Air Comet của Tây Ban Nha thậm chí bị quỵt lương tới 9 tháng khi hãng này tuyên bố phá sản với khoản nợ lên tới 160 triệu USD. Ở Việt Nam, hãng hàng không Indochina của ông chủ Hà Dũng cũng từng bị nhân viên ký đơn đòi trả nợ lương do khó khăn về ngân sách và phải tạm dừng hoạt động. Để hỗ trợ nhân viên một phần, Indochina quyết định trả cho mỗi nhân viên 1 triệu đồng để về quê ăn Tết (năm 2010) và hứa sẽ trả 3 tháng lương còn nợ cho 300 nhân viên ở cả 2 miền Bắc-Nam.

Đi du lịch miễn phí

Làm việc chính thức cho một hãng hàng không cũng có nghĩa là được bay miễn phí tới tất cả các địa điểm mà máy bay dừng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc được đi du lịch miễn phí. Thông thường, với các hãng bay nhỏ sử dụng 1 máy bay cho cả chặng đi và về thì thời gian cho phi hành đoàn nghỉ ngơi giữa 2 hành trình chỉ khoảng 1h. Điều đó có nghĩ là họ chẳng có đủ thời gian để đi ra ngoài sân bay chứ chưa nói đến việc được vào thành phố để du lịch.




Một tiếp viên hàng không người Việt cho biết, hãng bay mà cô phục vụ có chuyến bay từ TP.HCM đến Thái Lan. Thời gian bay cho mỗi chiều là khoảng 1h10 phút, sử dụng một máy bay cho cả 2 chặng. "Chỉ với hơn một giờ nghỉ giữa 2 lần cất cánh, tiếp viên phải thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra an ninh tàu bay trước vào sau khi máy bay hạ cánh. Thông thường, phi hành đoàn chỉ nghỉ ngơi đôi chút trong phòng riêng, và việc duy nhất chúng tôi thường làm là đi lại cho thoải mái hay mua vài món đồ ở khu vực miễn thuế".

Tiếp viên hàng không là một nghề an toàn

Một nữ tiếp viên 9X của hãng hàng không giá rẻ Việt Nam từng chia sẻ, rủi ro lớn nhất với một nữ tiếp viên dưới mặt đất là nạn cướp giật, còn trên không là uy hiếp an toàn bay. "Xung quanh trụ sở công ty thường có rất nhiều cướp giật, vì chúng tôi thường mặc đồng phục và mang túi xách của hãng. Thời gian làm việc của một tiếp viên hàng không có thể bắt đầu rất sớm, từ 4h sáng, và kết thúc vào đêm khuya. Mỗi khi rời khỏi trụ sở về nhà, các tiếp viên thường phải đi thành nhóm để bảo vệ nhau tránh cướp".

Trong khi đó, khi làm việc trên không, tiếp viên hàng không phải đối mặt với những sự việc uy hiếp an toàn bay từ phía khách hàng. Để tránh các trường hợp đáng tiếc, các hãng bay thế giới cũng như Việt Nam đều có chương trình tập võ cho các tiếp viên hàng không để khống chế các đối tương khủng bố hoặc manh động trên máy bay. Mỗi năm, tiếp viên phải học và thi lại các nội dung về an ninh hàng không thì mới tiếp tục được gia hạn bằng.


Mặc dù hàng không được xem là ngành vận tải ít gặp rủi ro nhất nhưng sinh mạng của phi hành đoàn cùng khách bay gắn chặt với mỗi chuyến bay. Nếu máy bay gặp sự cố, tiếp viên phải giữ bình tĩnh, hỗ trợ khách hàng an toàn rời khỏi máy bay nếu cần và họ cũng là những người cuối cùng rời khỏi máy bay. Trong mỗi tai nạn rơi máy bay, hầu hết phi hành đoàn đều tử nạn.

Nghề nhàn hạ
Phần việc dễ thấy nhất của một tiếp viên hàng không là soát thẻ lên tàu bay, biểu diễn an toàn bay và phục vụ khách tại các khoang chính. Tuy nhiên, nếu nói đây là một nghề nhàn hạ thì chắc chắn phải xem lại, vì công việc của một nhân viên phục vụ trên không hoàn toàn không dừng lại ở đó.
Các tiếp viên hàng không làm việc trên các chặng bay dài thường phải thực hiện cả công việc dọn nhà vệ sinh, dọn bếp khi cần. Họ cũng là những y tá sơ cấp cứu khi có tình huống xấu xảy ra với sức khỏe của khách hàng.

Công việc của các tiếp viên hàng không gắn liền với lịch bay. Tiếp viên thường phải có mặt tại sân bay sớm 1 tiếng trước khi cất cánh để họp, trang điểm, thay đồng phục, và chuẩn bị đón khách. Họ vẫn phải qua các cửa kiểm tra an ninh, soi chiếu tại khu riêng biệt trước khi được phép lên máy bay. Nếu vì bất cứ lý do nào khiến lịch bay bị hoãn, hủy, các tiếp viên hàng không có thể mắc kẹt lại tại một sân bay nào đó trong nhiều ngày. "Điều đó cũng có nghĩa là mọi kế hoạch cuộc sống của bạn đều bị đảo lộn. Công việc này không hề nhàn hạ, tôi mất 8 tiếng mỗi ngày cho nó, khi về đến nhà chỉ muốn ngủ để chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo".

Top 10 hãng hàng không nhiều máy bay nhất thế giới

Tổ chức hàng ngàn chuyến bay mỗi ngày, những ông lớn hàng không thế giới cho thấy sức mạnh tài chính đáng nể với các đội bay siêu lớn.



10. China Eastern Airlines – 349 máy bay

China Eastern Airlines là hãng hàng không lớn thứ hai của Trung Quốc nếu tính về lượng hành khách. Chỉ riêng năm 2012, khoảng 73 triệu lượt khách sử dụng dịch vụ của hãng. Bên cạnh đó, hãng hàng không có trụ sở ở sân bay Quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải này cũng gia nhập vào liên minh hàng không SkyTeam với khả năng kết nối đến 1.024 điểm đến khác nhau trên toàn thế giới.




9. Air Canada – 354 máy bay

Air Canada là hãng hàng không lớn nhất của Canada được thành lập năm 1936 và có trụ sở ở Montreal, Quebec. Mặc dù ban đầu thuộc sở hữu nhà nước song hiện nay hãng này đã được tư nhân hóa. Theo đó, Air Canada cung cấp cả dịch vụ chở khách lẫn chở hàng và đang là thành viên của Star Alliance với 28 hãng hàng không khác nhau.




8. Air France – 381 máy bay

Có trụ sở ở sân bay Paris Charles de Gaulle Airport, phía bắc thủ đô Paris, Air France chính là hãng hàng không quốc gia của Pháp. Air France được thành lập vào năm 1933 với sự sáp nhập của 4 hãng hàng không khác nhau. Tầm hoạt động của hãng rất rộng với 35 điểm đến trong nội tại nước Pháp và 64 điểm đến ở 93 quốc gia trên toàn cầu. Air France cũng chính là thành viên sáng lập của SkyTeam.



7. Lufthansa – 401 máy bay

Được tư nhân hóa vào năm 1994, Lufthansa là hãng hàng không lớn nhất nước Đức và cả châu Âu nếu tính theo số lượng máy bay cũng như số hành khách sử dụng dịch vụ mỗi năm. Hiện hãng đang phục vụ 18 điểm đến trong nước và 197 điểm đến quốc tế ở 78 quốc gia khác nhau.



6. China Southern Airlines – 423 máy bay

China Southern Airlines có trụ sở ở Quảng Châu, Trung Quốc là một trong ba hãng hàng không lớn nhất của nước này, bên cạnh China Eastern Airlines và Air China. Đây cũng là hãng lớn nhất châu Á về số lượng hành khách và kích cỡ của đội bay. Vào năm 2012, China Southern Airlines đã chuyên chở tổng cộng 86,5 triệu lượt khác cả ở trong nước và quốc tế.



5. US Airways – 621 máy bay

US Airways là một trong những hãng hàng không lớn ở Hoa Kỳ, có trụ sở thuộc bang Arizona. Hãng này kết nối 198 điểm đến khác nhau cả ở trong nước lẫn quốc tế và hiện là một thành viên của Star Alliance. Tính trung bình, mỗi ngày US Airways vận hành tới hơn 3.000 chuyến bay.



4. Southwest Airlines - 683 máy bay


Có trụ sở ở Dallas, Texas, Mỹ, Southwest Airlines được xem là hãng hàng không giá rẻ lớn nhất thế giới và vận chuyển số lượng hành khách nội địa lớn hơn bất kỳ đối thủ nào tại Mỹ. Điều đặc biệt là với 3.400 chuyến bay được Southwest Airlines vận hành mỗi ngày, tất cả đều là Boeing 737 - khiến hãng chiếm luôn cả ngôi vị hãng hàng không có nhiều chuyến bay bằng Boeing 737 nhất.



3. American Airlines – 873 máy bay

Tiếp theo vẫn là một hãng hàng không của Mỹ là American Airlines có trụ sở ở sân bay quốc tế Dallas/Fort Worth International Airport - nơi nó chiếm tới 85% lưu lượng và 83% phí hạ cánh. Đầu năm 2013, hãng đã tuyên bố kế hoạch sáp nhập với US Airway - hứa hẹn sẽ khai sinh một hãng hàng không siêu lớn. Tuy nhiên, các rắc rối pháp lý liên quan đến chống độc quyền đang ngăn cản hoạt động sáp nhập này.



2. United Airlines – 1.264 máy bay

United Airlines là hãng hàng không đã từng thuộc sở hữu của Boeing - nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Hãng này có trụ sở chính ở Chicago, Illinois và 10 trung tâm khác tại Nhật Bản, Guam và bên trong nước Mỹ. Sau phi vụ mua lại Continental Airlines, United Airlines hiện sở hữu doanh thu về vận chuyển hành khách lớn nhất toàn cầu.



1. Delta Air Lines – 1.280 máy bay

Cuối cùng, Delta Air Lines là hãng hàng không lâu đời nhất hoạt động ở Mỹ, có trụ sở chính ở bang Georgia. Cụ thể hơn, trung tâm kỹ thuật và điều hành của nó nằm ở sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta International Airport - sân bay bận rộn nhất thế giới khi xét về số lượng máy bay cất/hạ cánh và lượng hành khách. Tính trung bình mỗi ngày, Delta Air Lines vận hành khoảng 5.000 chuyến bay và hiện hãng cũng thuộc liên minh hàng không SkyTeam.

bỗng dưng rơi khỏi máy bay, ngã nhào xuống biển

Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm một hành khách rơi khỏi máy bay loại nhỏ khi nó di chuyển gần bờ biển bang Florida, Mỹ.

Phi công lái chiếc máy bay gặp nạn cho biết, vị hành khách rơi từ máy bay xuống biển khi nó đang bay gần bờ biển Miami, Florida lúc 13h30' chiều qua (giờ địa phương). Lúc tai nạn xảy ra, phi cơ đang bay ở độ cao 609 m. Phi công thông báo với kiểm soát không lưu ngay sau khi phát hiện hành khách biến mất khỏi máy bay.




Chiếc máy bay gặp nạn. Ảnh: Foxnews.

Trong cuộc đàm thoại với kiểm soát không lưu, viên phi công cho biết: “Cửa máy bay không đóng và một hành khách vừa rơi xuống. Tôi đang cách Tamiami 9 km”. Không tin vào tai mình, nhân viên kiểm soát không lưu yêu cầu xác định lại tình hình trước khi gọi điện báo cảnh sát. “Vâng, thưa ông. Ông ấy (vị khách) mở cửa sau và rơi khỏi máy bay ngay sau đó”, viên phi công khẳng định.




Trực thăng cứu hộ tìm kiếm người mất tích. Ảnh: Foxnews

Ngay sau khi nhận được thông báo, lực lượng Bảo vệ bờ biển và đội cứu hộ trên không Miami đưa các phương tiện cứu trợ tới tìm kiếm người đàn ông mất tích. Trong khi đó, chiếc máy bay được phép đáp xuống sân bay Tamiami. Giới chức chưa thể xác định số hành khách có mặt trên máy bay lúc xảy ra vụ việc hy hữu.

Hủy chuyến bay vì người đàn ông mù và con chó một cách tàn nhẫn

Hành khách đã yêu cầu hủy bỏ chuyến bay từ Philadelphia đến Long Island của hãng hàng không Mỹ US Airways vì hãng này đã đuổi một người đàn ông mù cùng con chó dẫn đường ra khỏi máy bay vào tối 12-11 (giờ địa phương).

Ông Albert Rizzi và chú chó Doxy đã bị phi hành đoàn “lịch sự” mời xuống để bắt một chuyến xe buýt tới Long Island sau khi họ liệt ông và con chó vào thành phần “ngoài tầm kiểm soát”. Các tiếp viên hàng không cho biết máy bay không thể cất cánh với một con vật dưới ghế ngồi.

Trước quyết định bị cho là không thỏa đáng của phi hành đoàn, hành khách đã lên tiếng bảo vệ cho người đàn ông mù tội nghiệp. Họ cho rằng ông Rizzi bị tiếp viên hàng không ngược đãi. Toàn bộ hành khách đã từ chối đi du lịch và hủy bỏ chuyến bay. Một vài du khách sau đó bắt xe buýt đến thành phố Long Island, số còn lại ngủ qua đêm ở Philadelphia để chờ chuyến bay sáng ngày hôm sau.


Ông Albert Rizzi và chú chó dẫn đường bị đuổi khỏi máy bay
Ảnh: Daily Mail



Bị chỉ trích về hành vi phân biệt đối xử, phát ngôn viên của US Airways đã lên tiếng cải chính. Người này cho biết US Airways vận chuyển hơn 80 triệu khách hàng mỗi năm và đảm bảo tất cả các khách hàng, bao gồm cả những người khuyết tật, được đối xử tôn trọng. "Trong trường hợp này, ông Rizzi là người gây rối và không tuân thủ theo hướng dẫn của phi hành đoàn khi các tiếp viên hàng không yêu cầu ông đảm bảo cho con chó phải nằm yên dưới chân mình”, người phát ngôn cho biết.
Vào tuần trước, US Airways đã phủ nhận cáo buộc các thành viên của phi hành đoàn có những lời lẽ phân biệt chủng tộc đối với nam diễn viên Brandon T. Jackson - người bị đuổi xuống máy bay tại thành phố Phoenix vì hành vi ngang ngược. Vị hành khách này đã uống rượu trên chuyến bay từ New York trước đó và “sửng cồ” khi tiếp viên hàng không từ chối mang rượu cho mình uống tiếp.

Nữ tiếp viên hàng không gợi cảm nhất Triều Tiên

Tin tuc hang khong - Hãng hàng không quốc gia Air Koryo của CHDCND Triều Tiên đã đổi đồng phục mới cho những nữ tiếp viên hàng không. Theo đó, trang phục mới có những khoảng hở và ngắn hơn so với trước.

Trước đó, đồng phục truyền thống của Air Koryo là bộ váy phối đỏ và xanh, chân váy dài tới đầu gối, trông rất... “kín cổng cao tường”.



Đồng phục mới có phần chân váy ngắn trên đầu gối

Đối với đồng phục mới, màu đỏ truyền thống đã được thay thế bằng màu xanh hải quân, với khoảng hở được khoét sâu hơn ở phần ngực, váy dài trên đầu gối và chiếc mũ viền vàng đội đầu.
Theo ý kiến của nhiều hành khách, đồng phục mới của nữ tiếp viên hàng không CHDCND Triều Tiên đã trở nên gợi cảm hơn, quyến rũ hơn mà vẫn giữ được vẻ thanh lịch, lịch sự.



Ông David Thompson, một chuyên gia về hàng không của CHDCND Triều Tiên tại Dịch vụ Lữ hành Juche có trụ sở tại London, Anh, nhận xét: “Đồng phục này trông khác hẳn đồng phục cũ. Có vẻ đây là một phần trong nỗ lực của Air Koryo trong việc quảng bá một hình ảnh hiện đại, năng động đến với những hành khách của mình”.

Chia sẻ kinh nghiệm khi đi máy bay cho trẻ sơ sinh?

Trước khi bay:
Xác định ngày bay và mua ve may bay càng sớm càng tốt, giá càng rẻ và nhiều lựa chọn (mình thậm chí mua vé trước 1 năm)

Có nhiều hãng máy bay khác nhau với mức giá khác nhau nhưng nên chọn hãng nào bay với thời gian ngắn nhất, transit ít trạm nhất và thời gian transit cũng ngắn nhất (nhưng không dưới 2 tiếng để đảm bảo thời gian nối chuyến). Chặng bay dài nhất (9-15 tiếng) thì nên chọn chuyến bay đêm. Điều này cực kỳ quan trọng vì bay đường dài mệt mỏi, nếu là bay đêm thì sẽ tính vào giấc ngủ đêm nên sẽ không cảm thấy dài.

Điều quan trọng và vô cùng quan trọng

Book 1 bassinet (nôi cho em bé trên máy bay) cho chuyến bay đêm. Tuỳ từng hãng mà họ giới hạn trọng lượng. Mình bay hãng SAS (Đan Mạch) thì họ giới hạn trong vòng 9kg. Có hãng thì cho tới 11kg (Qantas, Úc).

Xe Nôi:
Mang xe nôi em bé đi vì xe nôi không tính vào hành lý và bạn có thể mang xe nôi tới tận cửa máy bay. Nhân viên hàng không sẽ tới giúp cất xe đi, khi nào máy bay hạ cánh thì họ lại mang lại. Có hãng trả xe ngay dưới chân máy bay nhưng có hãng thì họ đưa vào băng chuyền cùng các hành lý khác.

Nếu transit từ 2 trạm trở lên và thời gian ngắn, chỉ đủ cho việc chạy từ máy bay này tới máy bay kia thì yêu cầu check in xe nôi suốt toàn bộ chặng đường cho tới final destination (ví dụ check in xe nôi từ Mỹ về Việt Nam luôn, không lấy xe ra ở sân bay transit). Trường hợp này thì mang theo địu em bé cho gọn nhẹ, dễ bề di chuyển.

Nếu thời gian transit lâu (khoảng 8 tiếng trở lên) thì nên lấy xe nôi ra ở sân bay transit để cả mẹ & con được nghỉ, mẹ ko phải địu/bế con mà con cũng được nằm trong xe thoải mái.

Những thứ mang lên cabin:
1 túi to hoặc 1 ba lô to để đựng tất tần tật những thứ cho con và cho mẹ (vì mình hay travel 1 mẹ 1 con nên rất vất vả & phải organise mọi thứ gọn gàng chu đáo). Nếu cả bố lẫn mẹ cùng travel thì đỡ hơn rất nhiều, có thể mang 2 túi/va li nhỏ lên cabin. Nhưng ở đây mình chỉ nói đến việc travel 1 mẹ 1 con nhé.

Luôn đảm bảo mẹ có thể vừa địu con đằng trước, tay xách túi hoặc vai đeo ba lô và vừa đẩy xe đẩy (mức tối đa mẹ phải handle) và CHẠY (cứ chuẩn bị tinh thần là như thế phòng trường hợp chuyến bay đầu trễ và chỉ còn 1 tiếng nữa là chuyến bay sau cất cánh).

Trong túi/ba lô có gì?
- Quần áo sơ cua cho con, tất/vớ, khăn, yếm..
- Bình sữa (đã tiệt trùng), bát thìa (ăn dặm)
- Sữa bột, ngũ cốc, trà, Baby food (đóng lọ), 1 chai nước tinh khiết nhỏ...
- Thuốc cho con, chai xịt mũi, nhỏ mắt, thuốc ho, baby oil, kem chống khô da...
- Bỉm, kem chống hăm, khăn ướt (baby wipe), khăn giấy..
- Chăn/mền cho con, chiếc gối ưa thích của con
- Ti giả, 1 ít đồ chơi, doudou của con (doudou là vật ưa thích nhất của con, thường là những con giống làm bằng vải)
- Địu em bé

- Mỹ phẩm & đồ cá nhân của mẹ
Ngoài ra mẹ nên có 1 cái money belt đeo ngang hông để đựng tiền, thẻ tín dụng, passport, vé máy bay...

Khi bạn có con nhỏ thì bạn được phép mang liquid lên cabin máy bay, mang bình sữa đang uống dở, thậm chí có thể mang nguyên 1 chai 500ml nước tinh khiết. Có nơi họ cho qua luôn nhưng có sân bay thì họ sẽ yêu cầu mẹ uống nước/sữa trong bình trước mặt họ để chứng tỏ nó ko phải là hoá chất.

Trong Cabin máy bay:
Em bé dưới 2 tuổi thì được bay miễn phí nhưng phải ngồi chung với mẹ. Nghĩa là 2 mẹ con chung 1 ghế. Đừng mơ rằng xe cộ rộng rãi, con có thể lăn lê bò toài mà thực sự là rất chật hẹp khi phải ngồi chung 1 ghế với con. Chặng bay ngắn thì họ không phân biệt, mẹ & con có thể bị ngồi ghế trong cùng sát cửa sổ không nhúc nhích được. Chặng bay dài có bassinet thì sẽ khá hơn. Mẹ sẽ có 1 chỗ ngồi đặc biệt ở hàng ghế đầu, khoang dưới cùng của máy bay (hàng ghế 32) ngồi ngay sau vách ngăn nơi họ có thể gắn bassinet vào.

Khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh mẹ phải ôm con trên ghế và thắt dây an toàn cho cả mẹ và con (trên máy bay mẹ sẽ được hướng dẫn sử dụng seatbelt cho baby lồng vào seatbelt của mẹ). Bassinet chỉ được dùng sau khi cất cánh và trước khi hạ cánh.

Khi máy bay cất cánh / hạ cánh:
Đây là lúc áp suất không khí thay đổi đột ngột gây ù tai cho bé. Lúc này mẹ phải đặt con vào ti cho bú (nếu con vẫn đang bú mẹ 100%). Khi con đang được thắt dây an toàn không nhất thiết phải ngồi trên lòng mẹ. Mẹ có thể xoay người con nằm ngang để cho bú mà không phải tháo dây an toàn (tuyệt đối không tháo dây an toàn khi máy bay đang cất cánh/hạ cánh).

Nếu con vừa mới ăn xong hoặc không còn bú mẹ nữa thì mẹ cho con uống trà (nằm hoặc ngồi) trong khi máy bay cất cánh /hạ cánh. Hành động nuốt sữa/nước sẽ làm cân bằng áp suất không khí cho con. Việc này rất quan trọng.

Nếu con đang ngủ trong khi máy bay cất cánh/hạ cánh thì không nên đánh thức con dậy mà cứ để con ngủ, mẹ dùng 2 ngón tay bịt 2 lỗ tai con lại. Như vậy con sẽ không bị ảnh hưởng bởi áp suất không khí.

Sau khi máy bay ổn định độ cao, bassinet sẽ được lắp vào và mẹ cho con làm quen với chiếc nôi mới. Cho con vào nôi cùng với gối và đồ chơi của con. Lúc này mẹ có thể thở được 1 chút rồi. Nếu mẹ mệt thì cứ ngồi đấy mà thở nhưng nếu còn chút sinh lực và khôn ngoan thì hãy đứng dậy, đi dạo 1 vòng máy bay xem có hàng ghế nào trống không. Nếu may mắn tia thấy 1 hàng 3-4 ghế trống thì nhanh chân mang đồ đạc chăn màn đến cắm trại xí chỗ luôn. Thế là không phải lo khoản giường chiếu đêm nay, sẽ được ngủ như First Class nhé.

Khai trương đường bay TP. Hồ Chí Minh - Quy Nhơn -VietJetAir

Chuyến bay từ TP. Hồ Chí Minh khởi hành vào lúc 0940, đến Quy Nhơn lúc 1040. Chuyến bay chiều từ Quy Nhơn bắt đầu vào lúc 1345 và đến TP. Chí Minh lúc 1445. Tàu bay được đưa vào sử dụng là A320 Sharklet thế hệ mới nhất của Airbus được bàn giao tại Paris (Pháp) cuối tháng 9 vừa qua,giá ve may bay tương đối rẻ.
Tham dự lễ khai trương đường bay mới có Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường.
Tại lễ khai trương đường bay mới TP. Hồ Chí Minh - Quy Nhơn, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu đánh giá: “VietJetAir có đội máy bay sinh động với nhiều hình ảnh ý nghĩa, thể hiện sự năng động trong việc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để mang đến sự đa dạng cho dịch vụ hàng không  Điều này đã khẳng định một hình ảnh Việt Nam mới, năng động, đầy sức bật trên thị trường hàng không trong và ngoài nước. Tôi cho rằng đây thực sự là một tín hiệu rất tích cực và đáng mừng không chỉ cho VietJetAir mà còn cho ngành Hàng không Việt Nam”.
Với đường bay tới Quy Nhơn, VietJetAir đã có mạng bay phủ khắp 14 tỉnh thành lớn trong cả nước và đường bay quốc tế đến Bangkok (Thái Lan). Dự kiến trong thời gian tới, Công ty sẽ mở đường bay đến Siem Reap (Campuchia) và Seoul (Hàn Quốc) và đã đưa ra giá ve may bay rất cạnh tranh.
Hiện nay, VietJetAir thực hiện hơn 500 chuyến bay mỗi tuần. Mục tiêu phát triển của Công ty là phục vụ nhu cầu dịch vụ hàng không chất lượng quốc tế với chi phí tiết kiệm nhất./.

Các hãng máy bay cạnh tranh giả giá dữ dội trong mùa tết

Không bán ve may bay giá “siêu rẻ” như VietJet Air, Vietnam Airlines triển khai chương trình “Khoảnh khắc vàng” để tạo điều kiện cho khách hàng được mua vé với giá thấp hơn thường lệ. Mức vé của Vietnam Airlines khó có thể thấp như các hãng tư nhân khác mà chỉ thấp hơn đôi chút so với mức giá thông thường.
Cụ thể, từ 15/10 đến 30/10, hãng bán các vé máy bay một chiều khởi hành từ 18/10 đến 15/12 với các mức giá như sau: đường bay Hà Nội đi Huế giá vé chỉ 499.000 đồng; TP.HCM đi Huế, Quy Nhơn, Phú Quốc giá 699.000 đồng và từ Hà Nội đến Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn giá 1.099.000 đồng.




Vì là vé rẻ nên khi đăng ký mua vé, hành khách cần cẩn thận xem kỹ lịch bay và các điều kiện áp dụng đi kèm. Bà Kim Tuy, một hành khách mua vé khuyến mại của Vietnam Airlines đi chặng Hà Nội – Đà Lạt tháng 4/2013 cho biết: “Tôi mua vé cho 2 người theo chương trình Khuyến mại mùa thu của hãng với mức khoảng 2.500.000 đồng/người/khứ hồi. Thực ra cũng không rẻ hơn là bao so với việc mua vé bình thường. Trước ngày khởi hành thì người bạn của tôi bị tai nạn nên không thể bay được. Khi đề nghị được trả lại tiền vé thì tôi nhận được lời từ chối của hãng do đây là loại vé khuyến mại”. Bà Kim Tuy cho biết thêm, lần sau bà sẽ phải xem xét kĩ các điều kiện ràng buộc và thận trọng trước khi mua vé khuyến mại kiểu này.


Theo kinh nghiệm của những người thường xuyên “săn” vé máy bay giá rẻ, khách hàng cần tham khảo kĩ những quy định kèm theo như: không đổi tên hành khách, không đổi chuyến, có thể đổi giờ nhưng mất phí cao, không có hành lí kí gửi… Với mức giá chỉ vài trăm ngàn đồng cho một chặng bay khứ hồi thì những điều kiện ràng buộc như vậy, theo nhiều người là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, những khách hàng khó tính và có yêu cầu cao về chất lượng chuyến bay, thường không lựa chọn vé giá rẻ.
 Tag: VE MAY BAY DAT VIET